Hỏi đáp hải quan
Câu hỏi kiến thức chung về nghiệp vụ Hải quan tổng hợp
Ngày đăng: 2/3/2021 11:47:51 AM
Với hệ thống VNACCS/VCIS, nếu hải quan phát hiện ra những sai sót trong nội dung khai báo thì thông báo cho người khai hải quan biết để hiệu chỉnh và khai bổ sung. Nếu người khai không chấp nhận khai bổ sung thì hải quan xử lý thế nào?

CÂU HỎI KIẾN THỨC CHUNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN TỔNG HỢP

 

1. Chuẩn mực ứng xử của công chức thuộc quyền đối với lãnh đạo, quản lý được quy định tại Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam?

a. Tuyệt đối

b. Tôn trọng

c. Trung thựcCÂU HỎI KIẾN THỨC CHUNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN TỔNG HỢPd. Xây dựng và giữ gìn đoàn kết nội bộ

2. Trường hợp có ý chỉ đạo vượt cấp của lãnh đạo cấp trên (người chỉ đạo không phải là cấp lãnh đạo trực tiếp), công chức nhận ý kiến chỉ đạo cần phải làm gì?

a. Thi hành ngay

b. Thi hành ngay đồng thời phải báo cáo lãnh đạo trực tiếp biết nội dung công việc được giao (trừ trường hợp cấp trên yêu cầu không báo cáo nội dung trên với lãnh đạo trực tiếp của công chức được giao NV)

c. Không thi hành

d. Cả A B C

3. Các Công ước/ Hiệp định của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) là các Công ước/ Hiệp định nào?

a. Công ước Kyoto – Kyoto sửa đổi và công ước về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS).

b. Công ước tạm quản và hiệp định về các khía cạnh về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS)

c. Hiệp định giá trị GATT và hiệp định xuất xứ

d. Công ước thành lập hiệp định hợp tác HQ và hiệp định tạo thuận lợi thương mại.

4. Hãy nêu các mục tiêu của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA)?

a. Tạo thuận lợi thương mại đảm bảo cân bằng giữa thuận lợi và tuân thủ luật pháp, thúc đẩy việc vận chuyển, thông quan hàng hóa.

b. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa HQ và các cơ quan khác.

c. Nâng cao hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực.

d. Tất cả các phương án trên.

 

5. Cơ quan ra quyết định trong cơ chế hợp tác hải quan ASEAN?

a. Hội nghị Tổng cục trưởng/Cao ủy HQ ASEAN.

b. Ủy ban hợp tác HQ và Ủy ban một cửa ASEAN.

c. Các nhóm làm việc về thủ tục HQ và tạo thuận lợi thương mại, kiểm soát và tuân thủ, xây dựng năng lực.

d. Tất cả các phương án trên.

6. Nội dung của cam kết hải quan trong các Hiệp định thương mại tự do?

a. Tạo thuận lợi thương mại, quy tắc xuất xứ và SHTT tại biên giới.

b. Quá cảnh, chuyển tải, điều tra.

c. Quản lý rủi ro, trị giá HQ, xác định trước.

d. Áp dụng CNTT, tạm quản.

7. Mục tiêu của hợp tác hải quan trong APEC?

a. Hài hóa biểu thuế HS và quản lý rủi ro.

b. Tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo an ninh dây chuyền cung ứng.

c. Liêm chính và quan hệ đối tác HQ - doanh nghiệp.

d. Áp dụng hệ thống ra quyết định trước và minh bạch.

8. ASEM là diễn đàn hợp tác đa phương giữa các khu vực nào?

a. Châu Á và Châu Phi

b. Châu Âu và Châu Mỹ

c. Châu Á và Châu Âu

d. Châu Âu và Châu Đại Dương

9. Hãy nêu các lĩnh vực ưu tiên hợp tác hải quan trong ASEM?

a. Chống gian lận và chống hàng giả.

b. Tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa.

c. Quá cảnh.

d. Phương án A và B.

10. Nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam?

a. Trình tự thủ tục tiến hành kiểm tra GSHQ

Trả lời : Điều 1 Quyết định 188/QĐ-TCHQ ngày 02/02/2017

Quy chế này quy định nguyên tắc, trách nhiệm trong hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam, bao gồm: quy định chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác; chế độ làm việc, công tác, hội họp, học tập, bảo mật; quy định về sử dụng trang phục; tư thế, tác phong; nội vụ, vệ sinh công sở của các cá nhân, đơn vị trong hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam.

 

11. Những việc công chức hải quan không được làm?

a. Chậm trễ, trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao trong thực thi công vụ; gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc; tham gia biểu tình, đình công.

 

b. Sử dụng các phương tiện, tài sản và tiền bạc của nhà nước do Bộ Tài chính và Tổng cục trung cấp trong thực thi công vụ cho các mục đích cá nhân.c. Và những việc công chức hq…

c. Và những việc công chức không được làm được quy định tại Luật Cán bộ, công chức và các luật pháp khác của nhà nước có liên quan đến công chức và hoạt động công vụ của công chức.

d. Tất cả các phương án trên

12. Hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng trang phục hải quan?

a. Phải đồng bộ, thống nhất…

b. Khi mặc trang phục không đeo khăn che mặt…

c. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức sản xuất, tàng trữ

d. Cả B và C

Trả lời:

Khoản 4 Điều 21 Quyết định 188/QĐ-TCHQ ngày 02/02/2017

Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức sản xuất, tàng trữ, mua bán và sử dụng trang phục Hải quan Việt Nam trái phép; cấm viết, vẽ lên trang phục; sửa chữa, thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của trang phục; sử dụng trang phục sai mục đích.

13. Công chức hải quan được mặc thường phục trong trường hợp nào?

a. Khi phải giữ bí mật làm nhiệm vụ (kiểm soát, phóng viên) hoặc làm việc với lực lượng ngoài ngành HQ, làm việc tại địa phương, nữ công chức mang thai từ 3 tháng đến lúc sinh con đến 6 tháng tuổi, công chức chưa được cấp trang phục.

b. Áo quần gọn gàng, cài đủ cúc…

c. Không mặc quần bò, quần chun…

d. Tất cả các phương án trên.

Trả lời:

Khoản 1 Điều 28 Quyết định 188/QĐ-TCHQ ngày 02/02/2017

14. Hành vi nào không thuộc chức trách, nhiệm vụ của công chức hải quan?

a. Tuân thủ nguyên tác cấp dưới phục tùng cấp trên, người thừa hành phục vụ người lãnh đạo quản lý.

b. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của PL, các quy trình quy chế, Quy tắc ứng xử và chuẩn mực ứng xử và chuẩn mực đạo đức trong thi hành công vụ.

c. Giữ gìn sự đoàn kết, hợp tác, phối hợp trong thực thi công vụ.

d. Cả 3 phương án trên.

15. Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam không áp dụng đối với đối tượng nào? Công chức hải quan

Trả lời:

Xem Điều 2 Quyết định 188/QĐ-TCHQ ngày 02/02/2017 về đối tượng áp dụng, ngoài đối tượng này đều không thuộc đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan; công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong ngành Hải quan (sau đây gọi chung là công chức hải quan).

16. Chức năng của Văn hóa ứng xử? Chọn đáp án SAI

a. Giáo dục

b. Thẩm mỹ

c. Giao tiếp

d. Kinh tế

17. Theo luật phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018, hành vi nào là hành vi tham nhũng?

Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng

1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

18. Theo luật phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018, hành vi nào không phải hành vi tham nhũng?

a. Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn.

b. Đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó và vụ lợi.

c. A, B đều đúng.

d. A, B đều sai.

Ngoài các hành vi nêu tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng

1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

 

19. Theo luật phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018, thế nào là vụ lợi?

Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng

Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

20. Theo luật phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018, hành vi tham nhũng được hiểu như thế nào?

a. Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn.

b. Đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó và vụ lợi.

c. A, B đều đúng.

d. A, B đều sai.

Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

21. Theo luật phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018, thế nào là vụ lợi?

a. Là lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.

b. Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng.

c. Là việc người có chức vụ, quyền hạn, nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

d. Là hành vi nhũng nhiễu.

22. Thời hạn phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan năm 2014?

a. 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

b. 8 giờ kể từ khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập.

c. Ngay khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập.

23. Tờ khai Hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nào?

a. Đăng ký và được cấp số tờ khai.

b. Hàng về đến cửa khẩu.

c. Nộp đủ chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

24. Thời hạn phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định của Luật Hải quan năm 2014?

a. Khai và nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai thông báo và chậm nhất 4 giờ trước thời điểm phương tiện xuất cảnh.

b. Chậm nhất 2 giờ trước khi hàng hóa được xuất khẩu qua biên giới.

c. Chậm nhất 8 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.

Điều 25 Luật Hải quan về thời hạn nộp hồ sơ hải quan

Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;

Lưu ý câu này có 2 vế: thời hạn khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan. Tuy nhiên khai hải quan được quy định tại Điều 29 Luật Hải quan. Do vậy cần hỏi lại cô giáo câu hỏi này.

25. Người khai hải quan có nghĩa vụ lưu giữ dữ liệu, hồ sơ chứng từ trong thời hạn bao nhiêu lâu?

a. Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai HQ.

b. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai HQ.

c. Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai HQ.

26. Trong bộ hồ sơ hải quan, chứng từ nào là chứng từ không được phép chậm nộp, phải có trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan?

a. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

b. Kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm.

c. Giấy phép nhập khẩu.

27. Cá nhân, tổ chức thực hiện việc khai hải quan đúng tên hàng hoá thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất có bị xử phạt không?

a. Không bị xử phạt nếu khai sai mã số, thuế suất lần đầu.

b. Bị xử phạt.

c. Không bị xử phạt.

28. Đối với hành vi gian lận, trốn thuế trong lĩnh vực hải quan, người khai hải quan bị xử phạt theo khung hình phạt nào?

a.

b. 10% số tiền thuế trốn, gian lận.

c. 20% số tiền thuế trốn, gian lận.

Xem Khoản 2 Điều 13 Nghị định 127 sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 45

2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, còn bị phạt tiền như sau:

Phạt 01 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn, gian lận; đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.

3. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này”.

 

29. Doanh nghiệp khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, sau thời hạn 06 năm, cơ quan Hải quan mới phát hiện về hành vi khai sai, cơ quan Hải quan sẽ xử lý như thế nào?

a. Truy thu số thuế thiếu và xử phạt vi phạm hành chính.

b. Truy thu số thuế thiếu và không xử xử phạt vi phạm hành chính.

c. Không truy thu số thuế thiếu và không xử xử phạt vi phạm hành chính.

30. Doanh nghiệp cam kết đưa hàng về kho doanh nghiệp để bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chất lượng để thông quan. Trong trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện doanh nghiệp tự ý tiêu thụ hàng hóa đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan, cơ quan Hải quan sẽ xử lý thế nào?

a. Xử phạt 20% số tiền thuế.

b. Phạt 1 lần số thuế của hàng hóa vi phạm.

c. Phạt tiền và buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm đối với trường hợp hàng hóa không đạt chất lượng.

31. Biện pháp nào là biện pháp cưỡng chế trong lĩnh vực hải quan?

a. Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm.

b. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

32. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan là bao lâu?

a. 2 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

b. 1 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

c. 5 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

33. Thời hạn cá nhân, tổ chức vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?

a. 3 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

b. 10 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

c. 90 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

34. Với hệ thống VNACCS/VCIS, nếu hải quan phát hiện ra những sai sót trong nội dung khai báo thì thông báo cho người khai hải quan biết để hiệu chỉnh và khai bổ sung. Nếu người khai không chấp nhận khai bổ sung thì hải quan xử lý thế nào?

a. Dừng thông quan.

b. Vẫn cho thông quan.

c. Vẫn cho thông quan nhưng những nghi vấn sẽ được thông báo cho bộ phận Kiểm tra sau thông quan và điều tra.

 

 

35. Điều kiện hệ thống VNACCS/VCIS cho phép việc hủy hồ sơ khai báo?

a. Hủy hồ sơ khai báo không cần thông báo đến cơ quan Hải quan.

b. Việc hủy hồ sơ khai báo chỉ được phép sau khi được chấp nhận của Hải quan.

c. Hệ thống tự hủy hồ sơ khai báo sau 15 ngày.

d. Hệ thống tự hủy hồ sơ khai báo sau 30 ngày.

36. Hệ thống VNACCS/VCIS hỗ trợ việc gì?

a. Quản lý hàng hóa tạm nhập, tái xuất, có chức năng kiểm tra thanh khoản và chiết xuất báo cáo từ cấp Chi cục, cấp Cục, cấp Tổng cục đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất.

b. Hàng hóa tạm nhập tái xuất theo dõi thủ công.

c. Không có loại hình hàng hóa tạm nhập tái xuất.

d. Hàng hóa tạm nhập tái xuất không cần mở tờ khai.

37. CNTT hải quan tầm nhìn 2020 có mục tiêu gì?

a. Phục vụ người dân và doanh nghiệp.

b. Ứng dụng toàn diện CNTT trong tất cả các lĩnh vụ nghiệp vụ HQ

c. Xây dựng nguồn nhân lực và CNTT.

d. Cả 3 ý trên.

38. Những yếu tổ ảnh hưởng sự hình thành tất yếu của phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan?

a. Sự phát triển của thương mại, kinh tế, KHCN.

b. Nhu cầu quản lý.

c. Nguồn lực hạn chế.

d. Cả 3 phương án trên.

39. Văn bản nào quy định bộ máy triển khai nhiệm vụ phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan?

a. Quyết định số 1005/QĐ-TCHQ ngày 31/3/2014 của TCHQ.

b. Quyết định số 1200/QĐ-TCHQ ngày 25/4/2015 của TCHQ.

c. Quyết định số 1674/QĐ-TCHQ ngày 12/6/2014 của TCHQ.

d. Quyết định số 1761/QĐ-TCHQ ngày 23/6/2015của TCHQ.

40. Đối với các vụ việc vi phạm hành chính đơn giản không có tình tiết phức tạp, không thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?

Trong vòng 7 ngày kể từ ngày lập biên bản (luật xử lý vi phạm hành chính)

41. Các giải pháp chính để thực hiện phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan của cơ quan hải quan?

a. 2 (thông tin, tham vấn)

b. 3 (thông tin, tham vấn, tham gia)

c. 4 (thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác)

d. 5 (thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác, trao quyền)

42. Hoạt động triển khai và kết quả đạt được về phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan trên các phương diện nào?

a.

b.

c.

d. XD HT CSPL HQ, hỗ trợ thực thi pháp luật, phản ánh tình hình thực thi PL ... (đáp án dài nhất).

43. Cách thức thực hiện hiệu quả giải pháp thông tin trong phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan gồm?

a. Nhanh chóng, chính xác, trọng tâm, đúng chủ đề

b. Nhanh chóng, chính xác, có sự biên tập, trọng tâm, đúng chủ đề, đúng nhóm đối tượng.

c. Nhanh chóng, chính xác, có sự biên tập, đúng nhóm đối tượng.

d. Nhanh chóng, chính xác, có sự biên tập, trọng tâm, đúng chủ đề, đúng nhóm đối tượng và tình huống áp dụng.

44. Hoạt động nào sau đây không thuộc về nhiệm vụ cải cách phát triển hiện đại hóa hải quan?

a. Xây dựng mới trụ sở làm việc của đơn vị Hải quan.

b. Ứng dụng CNTT

c. Thu Ngân sách nhà nước

d.Đầu tư tàu thuyền cho lực lượng CBL trên biển.

45. Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 đặt ra bao nhiêu mục tiêu cụ thể?

a. 3 mục tiêu.

b. 4 mục tiêu.

c. 5 mục tiêu.

d. 6 mục tiêu.

46. Theo anh (chị) những hoạt động nào là hoạt động hiện đại hóa hải quan?

a. Cải cách đổi mới phương pháp quản lý Nhà nước về Hải quan, cải cách thể chế thủ tục HQ, áp dụng các kỹ thuật quản lý HQ hiện đại (QLRR, KTSTQ), cải cách bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng CBCC.

b. Hiện đại hóa CSVC, áp dụng trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hệ thống quản lý NN và HQ

c. cả A và B

d. Không có phương án đúng.

47. Thực hiện cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Theo anh (chị) những thay đổi nào thể hiện những kết quả đạt được trong lĩnh vực này?

a. Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

b. Áp dụng QLRR.

c. Phát triển quan hệ đối tác.

d. Cả 3 phương án.

48. Từ ngày 01/01/2010, Hải quan Việt Nam thực hiện thống kê nước, vùng lãnh thổ (gọi chung là nước) đối tác đối với hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam, nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?

a.

b. Nước XK là nước hàng đến cuối cùng biết đến tại thời điểm XK; nước NK là nước xuất xứ.

c.

d.

49. Những hàng hóa nào không thuộc phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định trong Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia?

a. Hàng hóa là gỗ nguyên liệu quá cảnh từ Lào qua cửa khẩu Lao Bảo vào Việt Nam và xuất khẩu đi Trung Quốc.

b. Hàng hóa mua bán tại các cửa khẩu miễn thuế trong khu cách ly của sân bay quốc tế Nội Bài

c. Nguyên liệu của doanh nghiệp đóng trong KCX Linh Trung 1 mua từ doanh nghiệp ở ngoài KCX để làm nguyên liệu đầu vào.

d. Cả 3 loại hàng hóa nêu trên.

50. Thời điểm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia là thời điểm nào?

a. Thời điểm cơ quan HQ chấp nhận đăng ký Tờ khai HQ.

b. Thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa.

c. Thời điểm tính thuế nhập khẩu hàng hóa.

d. Thời điểm giải phóng hàng hóa.

51. Cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm trong các trường hợp nào?

a. Phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành.

b. Đã chấp hành quy định của cấp trên nhưng không đủ năng lực thực thi nhiệm vụ.

c. Thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện không làm chủ được năng lực, hành vi của bản thân.

d. cả A B C đều đúng.

52. Quan điểm lấy dân làm gốc khi xây dựng hệ thống tài chính xuất phát từ thời gian nào?

a. Vào ngày ra đời của chính phủ cách mạng lâm thời VN dân chủ cộng hòa 28/8/1945 (Ngày ra đời BTC)

53. Theo Nghị định 87/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính có bao nhiêu đơn vị?

a. 25

b. 29

c. 35

d. 40

54. Tên gọi Tổ chức Hải quan Thế giới chính thức có từ năm nào?

a. 1952

b. 1993

c. 1994

d. 1996

55. Thẩm quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật?

a. Trưởng phòng tổ chức cán bộ

b. Trưởng phòng chống buôn lậu

c. Chi cục trưởng Cục HQ

56. Anh/chị hãy nêu các yếu tố tác động đến đạo đức cá nhân?

a. Ý thức hành vi quan hệ đạo đức.

b. Tự do đạo đức pháp luật

c. Gia đình, tôn giáo, văn hóa, kinh nghiệm sống, tình cảm.

d. Tính pháp lý hóa của chân giá trị.

57. Anh/chị hãy nêu những nguyên tắc cơ bản thực thi công vụ?

a. Công chức HQ thực thi công vụ phải nắm vững…

b. Chỉ đạo và thực hiện ý kiến chỉ đạo đúng quy định, tuân thủ theo trình tự…

c. Thực hiện nghiêm các quy định về giữ gìn, bảo vệ và quản lý…

d. Tất cả các phương án trên.

58. Hậu quả của việc không thực thi liêm chính hải quan là gì?

a. Làm mất niềm tin của nhà nước, nhân dân đối với ngành và đội ngũ CBCC HQ

b. Gây thất tthu cho ngân sách NN.

c. Làm sai lệch các chính sách khuyến khích, phát triển kinh tế.

d. Tất cả các phương án trên.

59. Nêu rõ 12 Điều của Tuyên bố Arusha về Liêm chính hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới công bố ngày 20/7/1993? Chọn đáp án SAI.

a. Giảm thiểu quy định hành chính.

b. Văn hóa đạo đức công chức.

c. Thu nhập phù hợp.

d. Thái độ và cam kết của các nhà lãnh đạo (thái độ quản lý).

60. Hãy nêu quá trình hình thành đạo đức thực thi công vụ của công chức? Chọn đáp án SAI.

a. Giai đoạn tự phát tiền công vụ.

b. Giai đoạn Ý thức xã hội.

c. Giai đoạn tự giác.

d. Giai đoạn pháp luật hóa các giá trị đạo đức công vụ.

61. Liêm chính Hải quan với nguyên tắc "3 không"?

62. Đơn vị nào là đơn vị sự nghiệp trong ngành Hải quan?

Trường hải quan Việt Nam, Báo hải quan, Viện NC HQ

63. Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng vào năm nào?

a. 1962

b. 1984

c. 1994

d. 2002

64. Nghĩa vụ của công chức hải quan là gì?

a. Là việc CCHQ phải thực hiện những hành vi cần thiết theo quy định của NN.

b. Là việc phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ HQ và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

c. Là việc phải thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm chung đối với công chức, còn phải thực hiện các nghĩa vụ trách nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định của cơ quan đơn vị.

d. Là việc phải thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của PL chuyên ngành và quy định của cơ quan đơn vị.

65. Công chức bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?

a. Công chức tự nguyện, chủ động xin miễn nhiệm.

b. Công chức có nguyện vọng xin miễn nhiệm vì lý do các nhân.

c. Không đủ năng lực, uy tín để làm việc.

d. Vi phạm pháp luật, bị xử tù, không được hưởng án treo bản án có hiệu lực.

66. Hiện nay, Tổng cục Hải quan có bao nhiêu Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?

a. 33

b. 34

c. 35

d. 36

67. Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi nào?

Từ khi tới địa bàn hoạt động HQ đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động HQ.

68. Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện nào?

Là công dân Việt nam có trình độ Cao đẳng Luật, Kinh tế, Kỹ thuật trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ Hải quan, được cơ quan HQ cấp mã số, nhân viên đại lý làm thủ tục Hải quan cấp mã số.

69. Người có thẩm quyền ra quyết định công nhận, tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan?

Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quyết định việc công nhận, tạm dừng, chấp dứt hợp đồng đại lý làm thủ tục HQ, cấp chứng chỉ, nghiệp vụ khai HQ, cáp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục HQ

70. Người có thẩm quyền quyết định cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan?

Tổng cục trưởng

71. Anh/chị hãy nêu rõ địa điểm làm thủ tục hải quan theo Luật Hải quan 2014?

Địa điểm làm thủ tục HQ là nơi cơ quan HQ tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ HQ, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (khoản 1, điều 22).

72. Anh/chị hãy nêu rõ địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan theo Luật Hải quan 2014?

Là trụ sở Cục và Chi cục HQ

73. Anh/chị hãy nêu rõ địa điểm thu gom hàng lẻ theo Luật Hải quan 2014?

Khoản 4 điều 44: là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung container.

74. Khái niệm Người khai hải quan theo Luật Hải quan 2014?

Chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải, đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục HQ.

75. Khái niệm Thủ tục hải quan theo Luật Hải quan 2014?

a. Là các công việc mà người khai HQ và công chức HQ phải thực hiện theo quy định đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

b. Là các công việc mà người khai HQ phải thực hiện đối với hàng hóa và phương tiện vận tải

c. Là các công việc mà công chức HQ phải thực hiện đối với hàng hóa và phương tiện vận tải

d. Là việc mà cơ quan Hải quan tiến hành để hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu.

76. Công chức có những quyền gì?

a. Tư vấn cho DN

b. Điều hành DN

c. Tham gia biểu tình, đình công

d. Khiếu nại, tố cáo

77. Cơ quan nào được tuyển dụng công chức?

a. Văn phòng TW Đảng CSVN

b. Văn phòng luật sư

c. Văn phòng đại diện Cty 100% vốn nước ngoài

d. Cả 3 phương án.

78. Điều kiện công chức được miễn chế độ tập sự?

a. Người có trình độ thạc sĩ phù hợp chuyên ngành được tuyển dụng.

b. Người được tuyển dụng và làm việc tại vùng biên giới đặc biệt khó khăn.

c. Người được tuyển dụng vào làm việc trong các nghề độc hại nguy hiểm.

d. Người được tuyển dụng đã có thời gian công tác 12 tháng làm những việc theo yêu cầu của Ngạch tuyển dụng, đã đóng BHXH bắt buộc.

79. Trong thời gian tập sự, điều kiện để công chức được hưởng lương 100%?

Người được tuyển dụng vào làm việc trong các nghề độc hại nguy hiểm.

80. Những người nào không được tuyển dụng làm công chức Nhà nước?

Công dân VN chưa đủ 18 tuổi công dân VN đã cư trú ở nước ngoài. Người đang bị áo dụng biện pháp xử lý hành chính, đưa vào cơ sở chữa bệnh.

81. Quan điểm lấy dân làm gốc khi xây dựng hệ thống tài chính xuất phát từ thời gian nào?

(Sách: Kiến thức chung, trang 1)

Xuất phát từ ngày đầu thành lập Ngành Tài chính: 28/8/1945.

82. Hệ thống tổ chức của Hải quan hiện nay có mấy cấp?

3 cấp

83. Quyết định 188/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ban hành "Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam" được ban hành vào ngày tháng năm nào?

22/02/2017

84. Theo luật phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018, Công dân có quyền gì trong công tác phòng, chống tham nhũng?

Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của PL, có quyền kiến nghị với CQ NN hoàn thiện PL về phòng chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện PL.

85. Người nào không có thẩm quyền tạm giữ người?

Điểm e Khoản 1 Điều 123 Luật Xử lý Vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 (20/6/2013)

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan,

- Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan,

- Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;

Tin cùng chuyên mục