Thủ tục hải quan
Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài
Ngày đăng: 2/3/2021 11:42:50 AM
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện tương tự như quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, đối với loại hình này còn phải thực hiện các thủ tục sau

 1. Trình tự thực hiện:

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện tương tự như quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, đối với loại hình này còn phải thực hiện các thủ tục sau:

a) Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đặt gia công tại nước ngoài:

a.1) Trước khi tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đặt gia công tại nước ngoài phải thông báo hợp đồng gia công với Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và nhập khẩu sản phẩm (không phải thông báo cơ sở sản xuất). Nội dung hợp đồng đặt gia công phải có đầy đủ các thông tin theo quy định Điều 29 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

a.2) Thực hiện việc báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị ngay sau khi kết thúc hợp đồng gia công. Trường hợp thời gian thực hiện họp đồng giữa các năm tài chính thì chậm nhất là 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính, tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán tình hình phát sinh trong năm tài chính với các tiêu chí sau:

- Lượng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu (thống kê theo loại nguyên liệu, vật tư và kèm theo số tờ khai xuất khẩu);

- Lượng nguyên liệu, vật tư đã xuất khẩu nhưng phải thanh lý ở nước ngoài (bao gồm: tiêu huỷ, bán);

- Lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn tại bên nhận gia công;

- Lượng sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu (kèm theo số tờ khai nhập khẩu);

          - Lượng sản phẩm gia công hoàn chỉnh bán tại nước ngoài (kèm theo số tờ khai xuất khẩu);

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.l) Tiếp nhận thông báo hợp đồng đặt gia công, báo cáo quyết toán và thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 4 Chương III Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

b.2) Thực hiện việc theo dõi, quản lý và kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, kiểm tra báo cáo quyết toán đối với hoạt động đặt gia công tại nước ngoài như đối với hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước ngoài.

          2. Cách thức thực hiện:

Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

          Trường hợp hàng hóa được phân vào luồng vàng hoặc luồng đỏ: thực hiện theo phương thức thủ công.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

            - Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu.

          + Các chứng từ đi kèm tờ khai (dạng điện tử hoặc văn bản giấy): theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan.

          - Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy hoặc điện tử.

          4. Thời hạn giải quyết:

          - Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác xuất.

          - Chậm nhất 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.

          Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

          5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

          + Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố;

          + Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa: Chi cục Hải quan

          - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan

          - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:

          + Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố;

          + Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa: Chi cục Hải quan

          - Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thông quan.

          8. Lệ phí: 20.000đ theo Thông tư số 172/2010/TT-BTC.

            9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (mẫu HQ/2015/XK);

- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (mẫu HQ/2015/NK);

- Phụ lục tờ khai hàng hoá xuất khẩu (mẫu HQ/2015-PLXK);

- Phụ lục tờ khai hàng hoá nhập khẩu (mẫu HQ/2015-PLNK)

Theo Phụ lục 6 Thông tư 38/2015/TT-BTC

          10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

10.1. Trước khi thực hiện thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:

- Có chữ ký số được đăng ký;

- Đăng ký người sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS;

- Làm thủ tục để được cấp mã địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu;

10.2. Doanh nghiệp phải thông báo hợp đồng gia công với cơ quan hải quan trước khi thực hiện.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014;

            - Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan;

            - Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

            - Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.

            - Công văn số 18195 /BTC-TCHQ ngày 08/12/2015 của Tổng cục Hải quan V/v hướng dẫn xử lý vướng mắc Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Tin cùng chuyên mục