Thủ tục hải quan
Thủ tục Hải quan bảo lãnh chung
Ngày đăng: 2/3/2021 11:10:43 AM
Trước khi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cụcHhải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị được bảo lãnh chung cho hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo mẫu số 06A/ĐĐNBLC/TXNK và nộp Thư bảo lãnh chung thực hiện theo mẫu số 06/TBLC/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính

- Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cụcHhải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị được bảo lãnh chung cho hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo mẫu số 06A/ĐĐNBLC/TXNK và nộp Thư bảo lãnh chung thực hiện theo mẫu số 06/TBLC/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;

Trường hợp bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử của các ngân hàng thương mại đã ký kết, thỏa thuận phối hợp thu với Tổng cục Hải quan thì Ngân hàng bảo lãnh gửi thông tin về thư bảo lãnh cho hệ thống thanh toán điện tử trên cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.

- Bước 2: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra các điều kiện bảo lãnh theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, nếu đáp ứng thì chấp nhận bảo lãnh chung cho các tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đăng ký trong khoảng thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị được bảo lãnh ghi trên Thư bảo lãnh, xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh đối với từng lô hàng theo qui định và thông quan hàng hóa hoặc giải phóng hàng hóa. Trường hợp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo lãnh, Chi cục Hải quan có văn bản thông báo từ chối áp dụng bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân biết.

 

- Cách thức thực hiện:

+ Tổ chức, cá nhân nộp Thư bảo lãnh trực tiếp tại trụ sở Chi cục Hải quan;

+ Trường hợp bảo lãnh bằng phương thức điện tử: Ngân hàng bảo lãnh gửi thông tin về thư bảo lãnh cho cơ quan hải quan qua cổng thanh toán điện tử.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung (01 bản chính).

+ Thư bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng (01 bản chính).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: Trước hoặc tại thời điểm làm thủ tục đăng ký tờ khai XNK

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân hoặc ngân hàng đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục trưởng Chi cục HQ nơi đăng ký tờ khai hải quan.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục HQ nơi đăng ký tờ khai hải quan.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ngân hàng đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu hoặc tổ chức tín dụng khác.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chấp nhận bảo lãnh và thông quan hàng hóa hoặc văn bản từ chối áp dụng bảo lãnh.

- Phí, lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung thực hiện theo mẫu số 06A/ĐĐNBLC/TXNK phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

+ Thư bảo lãnh chung thực hiện theo mẫu số 06/TBLC/TXNK phụ lục VI ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính của Bộ Tài chính

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

 

 

 

 

 

Mẫu 06A/ĐĐNBLC/TXNK – Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hoá nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung

 

TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

…….., ngày tháng năm…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BẢO LÃNH TIỀN THUẾ, TIỀN PHẠT

CHO HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU THEO HÌNH THỨC BẢO LÃNH CHUNG

 

Kính gửi : Chi cục Hải quan….

 

Tên người nộp thuế …………………………………………………………

Địa chỉ …………………………………………………………………….

Mã số thuế .....……………………………………………………………..

Số điện thoại :……………………………………Số Fax.………………..

 

Đề nghị Chi cục Hải quan.............cho phép áp dụng hình thức bảo lãnh chung với những thông tin như sau:

Tên tổ chức bảo lãnh :................................................................................

Mã số thuế :...............................................................................................

Địa chỉ:.......................................................................................................

Số điện thoại:..................................Số Fax................................................

Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản thu khác cho các lô hàng nhập khẩu của .... (tên người nộp thuế) đăng ký làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan...từ ngày...tháng...năm...đến ngày....tháng...năm....với số tiền bảo lãnh là :.........................đồng (Bằng chữ:................................................................) theo văn bản cam kết bảo lãnh số....ngày... của ... (tên tổ chức bảo lãnh).

  • (Tên người nộp thuế) xin cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các nội dung nêu trên. GIÁM ĐỐC CÔNG TY

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

--------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

…, ngày…tháng…năm…

 

(Ghi rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý và cơ sở pháp lý/lý do. Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số: 06/TBLC/TXNK

 

TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH (1)

……., ngày …. tháng …. năm….

 

THƯ BẢO LÃNH CHUNG

 

Số bảo lãnh: ………… (tối đa 10 ký tự)

Ký hiệu bảo lãnh: …………………… (tối đa 10 ký tự)

……………………: ………………………. (có thể bổ sung nội dung quản lý riêng của từng NHTM)

Kính gửi: Chi cục Hải Quan …………. (ghi rõ tên của bên nhận bảo lãnh)

 

Chúng tôi, (1) ……………………………………………….

 

Trụ sở tại::…………………………………………………………………

Điện thoại:………………….Fax:……………………………………

Mã số thuế: …………………………………

Mã ngân hàng phát hành: ………………...... (mã CIHO do NHNN cấp – 8 ký tự)

Chấp thuận bảo lãnh thuế cho (2) ……………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………………… Fax: ……………………

Mã số thuế: ……………………………………..

Số đăng ký kinh doanh số: ………………. do ………., cấp ngày ……………….....

Số Tài khoản: …………………………………………………………

Người đại diện sử dụng bảo lãnh thuế hoặc nộp thuế (3)..………….........

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………………… Fax: ……………………………..

Mã số thuế: ……………………………………..

Số đăng ký kinh doanh số: …………………. do ………….., cấp ngày …………

 

Số tiền bảo lãnh: ……… (Bằng chữ: …………………………………) để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Thời hạn nộp thuế được bảo lãnh:…………….ngày kể từ ngày ………/…/20… đến ngày ……../…./20…

Chúng tôi cam kết không hủy ngang và khẳng định rằng:

Quá thời hạn nộp thuế được bảo lãnh của từng tờ khai, nếu (2)……………/ (3)………………… không thực hiện / đại diện (2)……………. không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, (1) chúng tôi chịu trách nhiệm đến cùng (bao gồm cả trách nhiệm sau khi Hợp đồng cấp bảo lãnh giữa (1) ……. với (2) ………. …………………. đã hết hiệu lực) đối với số tiền thuế được bảo lãnh đã được sử dụng trong Thư bảo lãnh này mà (2)…………... /(3)…………….chưa thanh toán / đại diện (2)…………….. chưa thanh toán đủ tiền số tiền thuế được bảo lãnh, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) và có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) thay cho (2)………theo qui định của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật về nghĩa vụ bảo lãnh.

Trường hợp có hủy ngang (dừng sử dụng bảo lãnh), sau khi được cơ quan hải quan đồng ý chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm đến cùng cho đến khi số tiền thuế được bảo lãnh, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai sử dụng bảo lãnh chung này đã nộp đủ vào NSNN.

Bảo lãnh này có giá trị hiệu lực từ ngày ……/……/…… đến ngày…./…/…, cho đến khi số tiền thuế được bảo lãnh, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) tại các tờ khai được sử dụng tại thư bảo lãnh này đã nộp hết vào NSNN.

Thư bảo lãnh thuế này được chi phối và giải thích theo pháp luật Việt Nam.

Thư bảo lãnh thuế có giá trị 01 (một) bản chính duy nhất và không có giá trị chuyển nhượng.

Trân trọng!

 

TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH (1)

CHI NHÁNH ………………………………

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1): Tên tổ chức bảo lãnh

(2): Tên người nộp thuế

(3): Tên tổ chức, cá nhân đại diện cho người nộp thuế. Trong trường hợp được sử dụng bảo lãnh thì phải khai báo trong hệ thống của hải quan trước khi khai báo tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục